How to learn
Thời gian học tiêu biểu trong một khóa học
Học có hướng dẫn: 4 buổi học cùng cả lớp (10 hours)
Học nhóm, chia theo nhóm 2-3 người/nhóm, 4 buổi học (10 hours)
Tự học qua Learning Management System gồm video, tài liệu (20 hours)
Học qua việc làm projects (20 hours)
Outcomes - Kết quả đầu ra
Outcomes (kết quả đầu ra) được diễn đạt theo dạng "Là một người học, tôi sẽ làm được gì, hiểu biết gì sau khi học xong".
Outcomes khác với "Nội dung học" (Topics, Content)
Course Structure - Cấu trúc một khoá học
Nội dung của khóa học được chia thành các Unit.
Mỗi Unit sẽ xử lý một cụm kỹ năng.
Bên trong mỗi Unit là các Lesson.
Unit & Lesson
Mỗi Unit sẽ có nhiệm vụ xử lý một cụm kỹ năng.
Bên trong mỗi Unit là các Lesson.
Session - Buổi học
Một Session (buổi học) kéo dài 120p
Trong một session có thể hoàn thành 2 Units đồng thời, hoặc đôi khi hoàn thành một phần nhỏ của một Unit.
Sau khi học 60p, sẽ nghỉ ngơi 10p break-time.
Sau khi kết thúc phần chính của một Session, mọi người cùng tạm biệt nhau, chúc nhau ngủ ngon, để ai có việc bận thì đã có thể tham gia trọn vẹn cả buổi học.
Sau đó sẽ tới phần phụ, trao đổi hỏi đáp khoảng 10-15p tiếp theo.
Task - Nhiệm vụ của người học
Tại Conan School, người học cần làm các task (các nhiệm vụ).
Đây là các công việc đã được thiết kế và tính toán có chủ đích, giúp bạn học dần dần từ dễ tới khó, và từ đó hiểu được dần dần các khái niệm, rồi làm được từ việc nho nhỏ tới các việc lớn hơn, dần dần.
BLOOM's TAXONOMY
Bloom's Taxonomy là thang đó các cấp độ nhận thức. Khả năng nhận thức (suy nghĩ, đánh giá) càng lên cao thì càng khó, và càng ít người có năng lực đó.
Ba (3) cấp độ bên trên gọi là HOTS (Higher Order Thinking Skills)
Ba (3) cấp độ bên dưới gọi là LOWS (Lower Order Thinking Skills)
Về cơ bản, trẻ em tại Việt Nam ưu tiên học ở level 1 (level dưới cùng). Level của sự nhớ, và bắt chước.
Các khóa học ở dạng video, thì không vượt nổi quá ngưỡng Remberding. Học xong, một hôm trao đổi lại về đúng chủ đề đó, thì ko nhớ nổi đã từng xem nội dung đó, video đó.
Learning Cycle - Chu trình học
"Trải hơn nghiệm". Sau khi trải qua, cần nghiệm lại. Quá trình học chỉ xảy ra khi ta "nghiệm lại" (Reflection). Nếu chỉ "trải qua", thì việc học không diễn ra.
Có 2 cách học:
Cách 1: Học thông qua việc tạo ra một sản phẩm. Bạn hãy xem 4 bước ở vòng tròn to bên ngoài.
Cách 2: Học lý thuyết chay, không tạo ra sản phẩm, nhưng vẫn tạo ra "tổng kết, tóm tắt" (xem hình tròn màu tím ở giữa). Cách học 2 này được thể hiện qua 3 bước, ở bánh răng nhỏ bên trong.
MAKE MEANING - TẠO RA Ý NGHĨA
Người học, đặc biệt là học sinh phổ thông, thường bị bỏ qua bước này.
Thầy cô giáo và người lớn không giải thích cho học sinh về việc "học thì được cái gì, không học thì làm sao". Không "kết nối những thứ sắp học, với thứ đã biết". Khi đó động lực học giảm hẳn. Chả muốn học, và chả hiểu vì sao cần học.
2. INVESTIGATE - KHÁM PHÁ
Người học cần chủ động khám phá & tự tạo ra các trải nghiệm để học
Giả sử học về "Viết Content", người học có nhiều cách khám phá như:
Đọc blog của người khác
Xem YouTube video
Đọc sách
Trò chuyện với bạn bè
Tất cả những điều trên đều là các dạng của việc "khám phá"
3. SYNTHESIZE & REFLECT - TỔNG HỢP & NGHIỆM LẠI
Synthesize - Tổng hợp, có thể bằng cách ghi nhật ký. Hoặc tạo tài liệu thu hoạch. Tạo tài liệu tóm tắt sau một trải nghiệm.
Reflect - Nghiệm lại. Bằng cách suy ngẫm, và trả lời một số câu hỏi giúp định hướng "điều gì đã ổn và nên tăng tường làm tiếp, điều gì chưa ổn và cần nâng cấp cải tiến"?
4. CREATE - TẠO RA
Tạo ra một sản phẩm nào đó, ví dụ một text content
Tạo ra một prompt cho AI
Tạo ra một món ăn (sau khi nấu ăn)
Tạo ra một cốc cafe (sau khi pha cafe)
5. SHARE & REFLECT - CHIA SẺ & NGHIỆM LẠI
Ví dụ: Tạo xong content, ta share ngay lên FB. Sau đó thấy ít likes quá, ta nghiệm lại (reflection) rằng "ta viết chỗ nào ko ổn nhỉ".
Ta nấu xong một món ăn, ta share cho mọi người trong gia đình để thưởng thức. Nếu mọi người khen ngút trời, thì ta nghiệm lại (reflection) rằng "wow, lần sau là dịp nào nhỉ, sẽ nấu tiếp kiểu này".
Rubrics - Thang đánh giá
Rubrics giúp người học tự đánh giá, và giúp thầy giáo đánh giá Submission (bài làm)
Cột đầu tiên của Rubric là Criteria (Tiêu chí đánh giá).
Dòng đầu tiên là Profficiency Levels (Cấp độ thành thạo)
Bạn sẽ sử dụng Rubrics trong khóa học, khi nộp các bài tập mà cần có sự đánh giá chi tiết.